Tên sản phẩm: Zinc phosphate
Tên gọi khác: Kẽm photphat, Kẽm photphat tinh thể
Công thức hóa học: Zn3(PO4)2.12H2O
CAS: 7779-90-0
Hàm lượng: 98%
Xuất xứ: Trung Quốc
Đóng gói: 25kg/bao
Zinc phosphate hay còn được gọi là kẽm photphat, có công thức hóa học Zn3(PO4)2. Đây là một hợp chất hóa học vô cơ được sử dụng làm lớp phủ chống ăn mòn trên bề mặt kim loại hoặc là một phần của quá trình mạ điện, sử dụng như một chất nhuộm màu sơn lót.
Nguồn gốc của Zinc phosphate (Kẽm photphat) là gì?
Các dạng tự nhiên của Kẽm Photphat bao gồm các khoáng vật Hopeit và Parahopeit, Zn3(PO4)2· 4H2O, Khoáng chất tương tự là Tarbuttit Zn2(PO4)(OH). Cả hai đều được biết đến từ các vùng ôxi hóa của các lớp quặng Zn và được hình thành qua quá trình oxy hóa sphalerite bởi sự có mặt của các dung dịch giàu photphat.
Dạng khan chưa được tìm thấy tự nhiên.
Những đặc điểm, tính chất nổi bật của kẽm photphat
Trạng thái vật lý
– Ở dạng tinh thể có màu trắng.
– Ở dạng tự nhiên tồn tại trong các khoáng vật, chưa thấy xuất hiện loại khan trong tự nhiên.
Khối lượng mol: 386,11 g/mol
Khối lượng riêng: 3.998 g/cm3
Điểm nóng chảy: 900⁰C (1170⁰K, 1650⁰F).
Độ tan: Không tan trong nước.
Sản xuất, điều chế kẽm photphat như thế nào?
Kẽm photphat được điều chế bằng cách trộn bột kẽm oxit và magie oxit với một chất lỏng bao gồm axit photphoric, nước và dung dịch đệm. Ngoài ra có thể cho kẽm sunfat phản ứng với natri biphosphat.
Những ứng dụng quan trọng của hóa chất kẽm photphat trong cuộc sống, sản xuất
– Là chất được sử dụng để ức chế quá trình ăn mòn, giảm ma sát trong quá trình gia công, dập…
– Hóa chất này được sử dụng nhiều trong nha khoa.
– Là chất sử dụng nhiều trong công nghiệp mạ, sơn tĩnh điện, có tác dụng xử lý bề mặt kim loại trước tiến hành.
– Còn được dùng để chống ăn mòn trên bề mặt vật liệu đặc biệt là kim loại.
– Sản phẩm còn được sử dụng trong ngành dệt nhuộm, chế tạo thuốc nhuộm màu.
Khi sử dụng hóa chất kẽm photphat cần lưu ý những điều gì?
– Kẽm photphat tuy là chất không độc tuy nhiên gây kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Vì vậy cần sử dụng thiết bị bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp.
– Việc tiếp xúc lâu ngày sẽ tiềm tàng khả năng gây ung thư, khi nuốt phải cần đưa ngay đến cơ sở y tế kịp thời.
– Đây là hóa chất không gây cháy, không tan trong nước nên việc bảo quản sản phẩm là không khó khăn. Bạn nên bảo quản chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát không để ánh sáng trực tiếp, để tránh hao mòn.
Reviews
There are no reviews yet.