Tên sản phẩm: Zinc cyanide
Công thức hóa học: Zn(CN)2
Hàm lượng: 55%
Xuất xứ: Hàn Quốc
Quy cách: 15 kg/thùng
Zinc Cyanide hay Kẽm Xyanua là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là Zn(CN)2. Đây là loại hóa chất thường được sử dụng trong ngành công nghiệp, chủ yếu ngành công nghiệp xi mạ.
Những đặc tính nổi bật của kẽm xyanua
Chúng có dạng chất rắn, màu trắng.
Khối lượng phân tử: 117,444g/mol.
Nhiệt độ nóng chảy: 800 oC.
Zn(CN)2 hầu như không tan trong nước, với khả năng hòa tan là 0.00005g/100ml ở nhiệt độ 20oC.
Chúng chỉ hòa tan trong các dung dịch kiềm, Kali Xyanua và amoniac.
Sản xuất kẽm xyanua như thế nào?
Kẽm xyanua Zn(CN)2 dễ dàng được tạo ra bằng cách kết hợp các dung dịch nước của ion xyanua và kẽm, ví dụ thông qua phản ứng thay thế kép giữa KCN và ZnSO4
ZnSO4 + 2KCN → Zn(CN) 2 + K2SO4
Còn trong thương mại, người ta sử dụng muối axetat của kẽm để giúp điều chế hóa chất này:
Zn(CH3COO)2 + HCN → Zn(CN) 2 + 2CH3COOH
Ngoài ra ZnCN còn được sản xuất như một sản phẩm phụ của một số phương pháp khai thác vàng:
2[Au(CN)2] – + Zn → 2Au + Zn(CN) 2 + 2CN –
Những ứng dụng quan trọng của kẽm xyanua
– Ứng dụng chính giúp mạ điện kẽm từ dung dịch nước có chứa thêm xyanua.
– Ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ: Zn(CN)2 được sử dụng như một chất xúc tác cho cyanosilylation của andehit và xeton.
– Có vai trò để giới thiệu nhóm formyl trong tổng hợp hữu cơ: 2-hydroxy-1-nafthaldehyde đã được chuẩn bị từ 2-naphthol, kẽm cyanide, và khan hydro clorua.
Những ưu nhược điểm của các dung dịch mạ kẽm trong công nghiệp
Dung dịch mạ Kẽm Xyanua
Gồm các thành phần chính như ZnO, NaCN, NaOH, Na2S, và phụ gia. Nhiệt độ từ 20 oC – 35 oC, mật độ dòng điện từ 1 – 3 A/dm2.
Ưu điểm: Có khả năng phân bố kim loại mạ cao, độ phủ sâu cao nên dung dịch mạ này thường được dùng để mạ những chi tiết phức tạp, cho lớp mạ mịn và dẻo.
Có thể sử dụng dung dịch mạ Kẽm Xyanua ở nhiệt độ cao, mạ quay hay treo đều phù hợp. Chi phí thấp nhưng vẫn đạt được độ bóng cao.
Nhược điểm: Rất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Dung dịch mạ kẽm Zincat
Có thành phần đơn giản, thuận tiện trong việc sử dụng.
Ưu điểm: Lớp mạ bóng, màng thụ động khó biến màu.
Ít ăn mòn thiết bị, thiết bị xử lý nước thải đơn giản.
Nhược điểm: Khả năng phân bố kém hơn dung dịch kẽm xianua. Khi mạ ở quá mức nhiệt độ cần thiết, độ giòn lớp mạ tăng lên.
Dung dịch mạ kẽm muối amon
Gồm một số loại dung dịch NH4Cl, NH4Cl – N(CH2COOH)3, và dung dịch NH4Cl-C6H8O7.
Ưu điểm: Tạo nên lớp mạ kết tinh mịn, bóng, hiệu suất dòng điện cao.
Tùy theo mỗi loại, dung dịch mạ kẽm muối amon có khả năng phân bố khác nhau: Dung dịch NH4Cl có khả năng phân bố kém nhất, dung dịch NH4Cl – N(CH2COOH)3 có khả năng phân bố tốt nhất.
Nhược điểm: Ăn mòn thiết bị, xử lý nước khó.
Dung dịch mạ kẽm không có muối amon
Bao gồm các thành phần KCl, H3BO3, ZnCl2, chất làm bóng và một số chất phụ gia khác.
Ưu điểm: Lớp mạ có kết tinh nhỏ, mịn, bóng, độ bằng phẳng tốt, hiệu suất dòng điện cao, tốc độ kết tủa nhanh, phạm vi sử dụng rộng, xử lý nước đơn giản.
Nhược điểm: Lớp mạ thụ động trong dung dịch crom thấp, độ bám chắc kém, lớp mạ quá dày sẽ khiến độ giòn tăng lên.
Lưu ý khi sử dụng, bảo quản hóa chất Kẽm Xyanua
Lưu ý khi bảo quản lưu trữ Kẽm Xyanua
Kẽm Xyanua đặt tại nơi làm việc cần phải lưu trữ cẩn thận, tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Hãy đặt chúng tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Kho hóa chất cần phải tách riêng biệt để tránh trường hợp rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất gây ô nhiễm.
Nhà kho trữ hóa chất phải nằm ở xa khu dân cư, tránh nguồn nước, nơi chứa nước sinh hoạt cho dân sinh hay trồng trọt vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Sử dụng Kẽm Xyanua cần lưu ý những điều gì
Khi tiếp xúc với hóa chất Kẽm Xyanua nói riêng, các loại hóa chất ngành xi mạ khác nói chung cần phải trang bị cho mình các công cụ sử dụng thích hợp, trang thiết bị bảo hộ đầy đủ.
Reviews
There are no reviews yet.